Họ là những anh hùng giữ nước năm xưa
Bút ký và Video:
VỀ LẠI NGHĨA TRANG
Non Kì quạnh quẽ trăng treo
Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò
Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi
Chinh phu tử sĩ mấy người
Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn
Đã 40 năm tha hương, tâm trí chúng ta luôn nghĩ đến một ngày trở về để đi suốt chiều dài đất nước, tìm về nơi chôn nhau cắt rốn, nhìn lại ngôi trường xưa với biết bao giấc mộng đẹp thời niên thiếu. Ngày trở về, lòng chúng ta chồng chất ngổn ngang bởi cảnh cũ người đâu, bởi đau thương từ quá khứ như còn đâu đây, văng vẳng trong con hẻm về khuya khua đôi nạng gỗ. Và hơn hết mọi nẻo đường đất nước, một mảnh đất hoang tàn không xa phố thị bao nhiêu, nhưng xa hẳn thế giới đua chen, cần được những bước chân ghé thăm và những nén nhang lòng thấp nên.
Khi còn trẻ, tôi có những lần đi qua xa lộ Biên Hòa và ngắm bức tượng Thương Tiếc ngay bên xa lộ, bức tượng một người lính sống động, ngồi nghĩ chân trên bệ đá, súng để ngang đùi, nét mặt buồn bã. Sau 1975, tác phẩm đầy huyền thoại này đã bị phá sập.
Đó là Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Nghĩa Trang này được thành lập từ năm 1965 với quy hoạch 30 000 mộ phần. Đến năm 1975, đây là nơi an táng của khoảng 16 000 tử sĩ. Trong đó có hơn 10 000 quân nhân tử trận trong 2 chiến trường đẩm máu nhất : Tết Mậu Thân năm 1968 và Mùa hè đỏ lửa năm 1972. Năm 2006, nghĩa trang này đổi tên là Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An.
Một ngày chúa nhật cuối tháng 3-2015, tôi cùng đoàn từ thiện Hội Viavig thực hiện cuộc viếng thăm và làm lễ hoàn tất xây xong 408 ngôi mộ khu E5 ngay vào dịp lễ Thanh Minh. Buổi sáng sớm chúa nhật, khi thành phố Saigon còn yên ngũ, chiếc xe chở chúng tôi đi theo hướng xa lộ Biên Hòa cũ, hướng về thành phố Biên Hòa, chạy theo hướng Phường Bình An, thị xã Dĩ An, Biên Hòa, cách Saigon khoảng 40 cây số. Đây là lối dẩn vô Đền Tử Sỉ của Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, nằm trên ngọn đồi với cổng Tam Quan còn giữ được nét vững vàng dù rêu xanh phủ kín. Chung quanh, các dãy nhà mới cất, nhà máy, lò gạch và hàng quán hiện che khuất lối vào khu nghĩa trang.
Đền Tử Sỉ ngự trên đỉnh đồi, là nơi để linh cửu các tử sĩ trước khi chôn cất. Hai hàng chữ hai bên cổng đã tróc sơn, nhìn thật rõ mới đọc được : VÌ NƯỚC HY SINH – VÌ DÂN CHIẾN ĐẤU. Đây là nơi tôn nghiêm ngày nào vị nguyên thủ quốc gia thường đến hành lễ trong các dịp lễ Chiến Sĩ Trận Vong, lễ Vu Lan, ngày Quân Lực, ngày Quốc Khánh.
Vì đã sắp xếp trước chuyến đi vào ngày chúa nhật nên khi vào cổng nghĩa trang, mọi thủ tục được dể dàng nhanh chóng. Xe từ từ tiến vào nghĩa trang, ngang qua rừng bia mộ mênh mong nằm xen lẩn với cỏ cây um tùm và được phân chia từng lô bởi những con đường đất. Xe ngừng lại ở cuối nghĩa trang, khu E5 nơi Hội Viavig vừa xây xong 408 ngôi mộ.
Đây Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, Nghĩa Trang của Những Người Lính Đã Chết Cho Quê Hương Việt Nam. Hôm nay, đặt chân đến nghĩa trang này, tôi không khỏi chạnh lòng trước cảnh điêu tàn, đổ nát của những nắm mồ hoang phế tại đây. Vẩn còn rất nhiều ngôi mộ vô danh, chỉ có nắm đất trồi lên, không có bia mộ, tên tuổi. Cây cối mọc um tùm bên cạnh các ngôi mộ. Một số ngôi mộ đã được dọn sạch sẽ, còn lại là những mồ hoang ngập trong cỏ dại không nhang không khói, có lẻ 40 năm qua, chưa có một ai đến viếng. Nhiều tấm bia bị đập bể, có nhiều phần mộ bị dời khỏi vị trí. Những dãy mộ của các tử sĩ hy sinh vào những ngày tàn cuộc chiến năm 1975 là những nắm đất lúp xúp gần ngay cổng nghĩa trang. Tôi không khỏi bùi ngùi xót xa khi nghĩ đến câu nói người xưa : Nghĩa tử là nghĩa tận. Chúng ta cũng đã từng nghe nói hoặc đi thăm những nghĩa trang chiến sĩ ở các nước trên thế giới được tôn vinh như thế nào.
Tôi đi qua khu mộ của 3 vị tướng cũ. Ngôi mộ của cố Đại Tướng Đổ Cao Trí đã được gia đình cải táng nhưng tại vị trí cũ vẫn còn dấu tích. Còn lại mộ của Thiếu Tướng Nguyễn Huy Ánh và Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Phước nằm cạnh nhau, cũng còn khá khang trang nhưng chỉ còn trơ lại 2 cái tên ghi trên bia mộ không có quân hàm hay tên sư đoàn.
Bên trong nghĩa trang, lối đi từ cổng vào đến chân đài tưởng niệm Nghĩa Dũng Đài đã được tráng nhựa, phía dưới chân tượng đài là bệ đá rộng có đặt đỉnh nhang và bàn thờ để cúng kiếng hành lễ.
Nếu không được trực tiếp đến đây, được tận mắt chứng kiến tất cả những đau thương, mất mát của một thời thì tôi cũng chưa khi nào hình dung những mất mát ấy lại lớn và đau thương đến vậy. Trong đầu óc tôi hiện ra rõ nét một thời của bom đạn, thời của những người mẹ xa con, những người vợ xa chồng, những người con mồ côi cha. Tôi được nhìn lại hình ảnh các tử sĩ ngày nào được mang về đây, nằm bên cạnh người vợ trẻ, đầu quấn khăn tang, hai hàng lệ chảy dài, tay còn cầm tấm thẻ bài, như thủ thỉ bên xác người yêu :
Có em đây vuốt mắt ngàn thu
Có em đây xin một đời góa bụa cùng anh
Tôi càng xót xa nhìn hình ảnh người con côi trong áo tang trắng, tay mang di ảnh người cha quá cố, khóc lóc thảm thiết bên quan tài gỗ đơn sơ phủ cờ được từ từ đặt xuống lòng đất mẹ.
Trở lại khu E5, đoàn chúng tôi cùng nhau khiêng xuống xe các bao đựng đầy bông cúc được đặt mua từ Đalat, cùng nhang đèn hoa quả chuẩn bị làm lể cúng bái. Mỗi mộ mới đều được gắn một bình cắm bông và một bình nhang. Tôi đi cắm từng bó bông vào các bình bông đặt trước mỗi phần mộ. Trong cơn gío vi vu xô dạt hàng cây, tôi lại đến từng ngôi mộ, cắm từng nén nhang vào những bình nhang, đối diện với từng hình ảnh nếu còn, tên họ, đơn vị, ngày sinh, ngày mất. Trên bia ghi những người trai trẻ đồng lứa tuổi với tôi một thời đã xếp bút nghiên lên đường bảo vệ quê hương. Tôi liên tưởng đến những người bạn trẻ của tôi đã hy sinh ngã gục và đã yên giấc tại đây. Các anh hiện đang sống một nơi yên bình, nơi đó không có hận thù giửa loài người với nhau.
Anh nằm xuống cho hận thù vào lãng quên
Sau khi hoàn tất cắm bông và nhang cho hơn 400 ngôi mộ mới, đoàn chuẩn bị làm lễ cúng tế các tử sĩ. Hoa quả, nhang đèn được đặt trên một chiếc bàn tròn bằng thiết. Ông hội trưởng thấp nhang khấn vái, cầu các vong hồn siêu thoát. Trong yên lặng sâu thẳm, moị người chúng tôi đứng trầm tư trước bàn cúng tế. Sau 40 năm các anh nằm với lũ cỏ, hôm nay các anh có được mái nhà khang trang.
Tôi thực sự xúc động với khoảnh khắc giao cảm hiếm có với những người lính vô danh đã hy sinh mạng sống của mình và trở nên những anh hùng trong lòng dân tộc Việt Nam. Rồi những địa danh bổng từ từ hiện ra. Những trận đánh oai hùng như còn sôi động đâu đây. Những ngọn đồi chiến lược còn ghi dấu, cổ thành với lá cờ tung bay trở lại. Anh đã hiến trọn tuổi thanh xuân của mình cho quê hương. Và anh đã ngã xuống, từ đó anh cô đơn nơi hoang địa 40 năm nay. Cuộc đời thanh niên thời loạn ly rốt cuộc chỉ còn lại nổi buồn thiên cổ.
Anh nằm đó, nghìn thu giấc ngủ
Nhưng sao trong gió ta nghe có tiếng thì thào
Từ khi chánh quyền cho phép tu sửa nghĩa trang, Hội Viavig đã tiên phong trong công việc xây dựng mộ cho các tử sĩ. Thoạt đầu, năm 2007, Hội đã xây dựng lại hơn 300 ngôi mộ ở khu G1, được gọi là khu mẫu. Có một bàn thờ đá được đặt ở khu này để mỗi khi đến cúng tế. Tháng 10-2014, Hội xây thêm 210 mộ ở khu E2 vì khu này khá suy sụp. Tổng cộng 3 lần tu sửa, Hội đã xây tất cả 1 000 ngôi mộ và đắp đất tạm cho 3 000 ngôi mộ để tránh sup sụp. So với con số 16 000 mộ tại đây thì 1 000 mộ xây cũng rất khiêm tốn nhưng cũng nói lên tấm lòng nghĩ đến các anh của các ân nhân đóng góp, thực hiện câu nói của cha ông : Người sống có cái nhà, người chết có cái mồ. Đây cũng là một nghĩa cử biết ơn đối với các anh đã hy sinh xương máu mình đổi lấy an bình cho người dân. Đó là thể hiện thiết thực nhất bằng hành động câu chúng ta thường nhắc : TỔ QUỐC GHI ƠN.
Khi ông hội trưởng nói lời cảm tạ kết thúc cuộc thăm viếng, tôi còn đứng trầm tư trên gò đất nhìn về dãy 400 ngôi mộ mới. Chỉ có một ngày đáng nhớ nhưng không thể viết hết thành lời. Những người nằm đó không buồn lên tiếng, những người đã cho lich sử dân tộc những giọt máu đào quý gía. Tôi đứng trước một thế giới câm lặng nhưng lại cho tôi bao điều suy nghĩ về sinh ký tử quy của con người, về tình dân tộc quê hương.
Tôi lặng lẻ lên xe theo đoàn rời nghĩ trang, ngang qua ngôi tháp Nghĩa Dũng Đài hùng vĩ đứng giữa trời, ngôi Đền Tử Sĩ chứng nhân trên đồi cao. Giữa bầu trời bao la êm ả, hàng cây vẩy tay chào với lời nhắn gởi sớm trở lại.
Tôi tự an ủi, Nghĩa Trang vẩn còn đó, dù trong hoang tàn. Những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã nằm xuống, nhưng mãi vẩn sống trong lòng những người Việt hằng yêu thương đất nước quê hương.
Trên đường về, tôi thủ thỉ với chính mình, tôi đã đi thăm được nghĩa trang, một việc tôi hằng ấp ủ trước đây. Văng vẳng đâu đây bản nhạc Hồn Tử Sĩ, tôi lặng người :
Nhân dân đau thương
Ghi nhớ ơn của bao người
Chiến đấu dâng tấm thân cho nước nhà, cho giống nòi
Nhìn gương xưa liệt sĩ nêu cao
Lòng sôi lên cương quyết noi theo
Nước mắt rớt xuống
Bao xót thương bên nắm mồ
Khói bốc nghi ngút bay quyện lá cờ
Chưa nguôi máu những con yêu thác vì nước non
Ngàn muôn năm Tổ Quốc ghi ơn
Với tất cả tấm lòng biết ơn,
Nguyễn Quang Hiệp
Thanh Minh, 2015
Chương trình Cafe Sáng : Ông Đòan Trọng phỏng vấn bà Nguyễn Huệ Khanh về việc xây mộ tại NTQĐ Biên Hòa - Phần 1 và 2
Phần 1
Phần 2
Tường An, thông tín viên RFA
Hội Nạng Gỗ và những mảnh đời Phế Binh
Cần bảo tồn Nghĩa trang quân đội Biên Hoà

Phiến Đan phỏng vấn bà Nguyễn Huệ Khanh về việc xây mộ tử sĩ tại N.T.Quân Đội Biên Hòa
Phần 2
Khánh Thành 1050 ngôi mộ mới xây tại NTQĐBH - Tháng 4 năm 2016
Phần 1
SMALL TITLE
Hội Bạn Thương binh VNCH tại Pháp và Đặc san Nạng Gỗ trùng tu Nghiã Trang Quân đội Biên Hòa đợt tháng 3 năm 2017
Big Title
Hội Bạn Thương binh VNCH tại Pháp và Đặc san Nạng Gỗ trùng tu NTQĐBH năm 2017. Huy Phương đài SBTN phỏng vấn 9/2017